Làm thế nào ngăn trật khớp tái diễn?

Trận khớp gối - một chấn thương nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Hơn 90% trường hợp trật khớp tái diễn nhiều lần sau chệch khớp lần đầu tiên, đa số ở những người trẻ tuổi do nhu cầu hoạt động nhiều.

Theo nghiên cứu cho biết, trật khớp là một trong những chấn thương thường gặp ở mọi lứa tuổi do vận động không đúng cách trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao. Nếu không được điều trị kịp thời, trật khớp có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Mỗi đối tượng, mỗi độ tuổi có thể gặp một loại trật khớp phổ biến như trật khớp khuỷu hay gặp ở trẻ em, trật khớp vai khớp háng lại thấy nhiều ở người lớn. Với người già, do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa, hạn chế vận động hoặc phản xạ tự bảo vệ khi ngã không cao nên dễ bị trật khớp và thường kèm theo gãy xương.

Khoảng 80 – 90% các trường hợp trật khớp đến từ nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong tập luyện thể thao như bóng chuyền, bóng đá, trượt ván… và cả các tai nạn trong học đường. Cơ chế chấn thương gây trật khớp thường là gián tiếp như lực chấn thương tác động lên cẳng chân, gối, đùi tạo nên lực đòn bẩy làm trật chỏm xương đùi ra khỏi ổ cối hoặc ngã chống tay có thể khiến bị trật khớp khuỷu hay khớp vai… Cơ chế trực tiếp tuy hiếm gặp nhưng thường dẫn tới bệnh cảnh nặng như trật khớp hở. Ngoài ra, trật khớp có thể do bẩm sinh, bệnh lý, liệt cơ delta…

Các loại trật khớp thường gặp

– Trật khớp vai

Đây là chấn thương vai phổ biến, chiếm 50-60% tổng số các loại trật khớp, thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi, gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của khớp vai hoặc cả cánh tay. Khi bị trật khớp vai thường có dấu hiệu hõm khớp rỗng, cần nắn trật và cố định vai bằng áo Desault khoảng 3-4 tuần.

Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như tầm vận động của vai bị hạn chế, sai lệch khớp xương bả vai tái diễn, cứng khớp vai, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống.

Trật khớp vai là chấn thương vai phổ biến nhất.

– Trật khớp cùng đòn

Đây là khớp bán động nối đầu ngoài xương đòn và mặt trong của mỏm cùng vai. Bao phủ toàn bộ diện khớp là sụn sợi. Bao khớp của khớp cùng đòn rất mỏng nhưng vẫn được giữ vững bởi ba hệ thống phức hợp dây chằng là dây chằng nón, dây chằng thang và dây chằng cùng đòn. Khi bị sai khớp cùng đòn sẽ xảy ra triệu chứng như đau và hạn chế vận động khớp vai, vai chấn thương xệ xuống, đầu ngoài của xương đòn nhô lên khỏi mỏm cùng vai, phần vai chấn thương bị đau, sưng, bầm tím…

– Trật khớp cổ tay

Có thể dựa vào một vài triệu chứng nổi bật sau đây để xác định trật khớp cổ tay: bàn tay bị lệch; không xoay cổ tay được; cầm nắm mọi vật rất gượng và cảm thấy khó chịu, thậm chí rất đau. Khi thấy cổ, bàn tay có hiện tượng trật khớp bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, can thiệp, nắn chỉnh và cố định kịp thời.

– Trật khớp vùng bàn, ngón tay

Nếu vận động sai cách, các khớp vùng bàn tay có thể bị trật. Tổn thương này làm biến dạng bàn tay rõ ràng kèm theo tình trạng đau, sưng. Tổn thương còn có thể làm đứt nhiều dây chằng hỗ trợ. Khi nghi ngờ trật khớp, bác sĩ thường chỉ định chụp X-quang bàn tay tư thế trước, sau, bên và nghiêng để chẩn đoán.

– Trật khớp háng

Trật khớp háng hầu hết là trật ra sau, làm ngắn chi, khép chân và xoay trong. Trật khớp háng thường được chẩn đoán bằng khám lâm sàng và X-quang thường quy. Bệnh nhân trật khớp háng cần được nắn trật càng sớm càng tốt, tối ưu là trước 6 giờ đồng hồ bởi nếu chậm trễ sẽ làm tăng nguy cơ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Sau khi nắn trật, bệnh nhân cần được chụp lại cắt lớp vi tính để xem có gãy xương và các mảnh vỡ gãy có gây kẹt khớp không.

– Trật khớp gối

Hậu quả từ một lực đập hướng về phía sau vào đầu gần xương chày khi gối gập nhẹ có thể gây nên trật khớp gối. Đây được xem là một trong những chấn thương nặng dễ gây nhiều biến chứng mạch máu và thần kinh, đặc biệt là ở bệnh nhân béo phì.

Nếu không được chẩn đoán kịp thời và chính xác, bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng thiếu máu chi, thậm chí có thể phải cắt cụt. Vì vậy, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay và chụp cắt lớp vi tính mạch.

Trận khớp gối - một chấn thương nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

– Trật bánh chè

Đây là chấn thương thường gặp nhưng ít nghiêm trọng hơn so với trật khớp gối. Trật bánh chè thường gặp ở bệnh nhân nữ lứa tuổi dậy thì do có bất thường khớp đùi chè mạn tính trước đó hoặc sau một chấn thương vùng gối. Bệnh nhân cần được nắn trật và cố định khớp gối, nếu bị tổn thương xương sụn hoặc mất vững bánh chè cần tới khám và điều trị bởi bác sĩ chấn thương chỉnh hình.

– Trật khớp cổ chân

Bệnh thường gọi là trật mắt cá, thường xảy ra ở những vận động viên, có tiền sử bong gân mắt cá chân, béo phì hoặc những chấn thương cấp tính có lực đạp mạnh vào cổ chân. Triệu chứng thường gặp là đau nhiều, sưng bầm tím cổ chân, không có khả năng tì đè, khó cử động cổ chân, biến dạng khớp cổ chân. Khám và chẩn đoán tình trạng bằng lâm sàng và cận lâm sàng để có hướng điều trị tích cực như nắn trật nẹp, bó bột, di chuyển xương trở lại vị trí cũ và giảm đau…

– Trật khớp bàn chân giữa

Do chấn thương trực tiếp hoặc do lực xoắn vặn trên bàn chân gấp gan chân. Đây là chấn thương rất khó phát hiện trên X-quang nên cần đến phim cắt lớp vi tính. Các biến chứng có thể gặp trong dạng trật khớp này là hội chứng khoang bàn chân, đau mạn tính, tàn phế…

– Trật khớp thái dương hàm

Những người có nguy cơ bị trật khớp thái dương hàm thường có dây chằng vùng khớp thái dương hàm (TMJ) lỏng lẻo tự nhiên. Triệu chứng của loại chấn thương này là bệnh nhân há rộng miệng và không thể ngậm lại được, có đau thứ phát xảy ra khi cố gắng ngậm miệng. Nếu đường giữa hàm dưới bị lệch sang một bên thì là trật khớp ở một bên. Thời gian trật khớp càng kéo dài thì nắn khớp càng khó khăn và khả năng trật khớp trở lại càng cao.

– Trật khớp khuỷu

Bệnh nhân trật khớp khuỷu nên đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để kịp thời nắn chỉnh khớp về vị trí giải phẫu và đeo nẹp hoặc bột cố định khoảng 3-4 tuần cho hồi phục dây chằng bao khớp xung quanh, tránh xảy ra biến chứng.

Tình trạng trật khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.

Xử trí chấn thương đúng cách

Không chỉ riêng trật khớp cổ chân mà đối với tất cả các bệnh lý khác, việc điều trị và xử lý đều phải có nguyên tắc riêng, phù hợp với từng bệnh lý, từng tình trạng bệnh nhân cụ thể.

Nguyên tắc xử trí ban đầu khi gặp bệnh nhân bị trật khớp cổ chân R – I – C – E:

  • R (rested): Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ để hạn chế sự di lệch ổ khớp. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh khớp cổ chân vì nếu nắn sai cách có thể làm nặng hơn tình trạng trật khớp, gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân để làm co mạch, giảm đau, giảm sưng nề. Tại nhà có thể cho đá vào túi nilon sạch rồi chườm lên chỗ chấn thương.
  • C (compression): Sử dụng băng thun để băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối bệnh nhân nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương. Đặc biệt lưu ý không được chườm ấm chườm nóng vì có thể sẽ làm tăng tình trạng phù nề cổ chân.

Xử trí trật khớp cổ chân

  • E (elevation): Cho bệnh nhân nằm kê chân cao khoảng từ 10 – 20cm để tăng sự lưu thông tuần hoàn máu, không nên kê quá cao sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch di chuyển xuống bàn chân.

Sau khi đã thực hiện xử trí ban đầu, đưa bệnh nhân đi khám và kiểm tra sớm bằng chụp X-quang để chẩn đoán chính xác xem là bệnh nhân bị trật khớp hay gãy xương, đồng thời xác định vị trí tổn thương để có hướng điều trị tiếp theo. Trên thực tế lâm sàng, có rất nhiều trường hợp bị chấn thương cổ chân gây đau nhưng do chủ quan nên chỉ nghĩ đơn giản là bị bong gân, tự xử trí bằng các phương pháp truyền thống như đắp lá, bó thuốc… Điều này không những không hỗ trợ việc điều trị mà còn có thể gây ra những biến chứng nặng nề hơn cho vùng tổn thương.

Trật khớp là một thương tích nặng, dễ để lại nhiều biến chứng và di chứng nên cần được điều trị đúng hướng bởi những bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị trật khớp tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng nhẹ, vị trí tổn thương để có những phương án điều trị phù hợp. Điều trị trật khớp cổ chân bao gồm:

Nắn chỉnh khớp có gây tê tại chỗ, gây tê vùng hay gây mê người bệnh tùy theo mức độ tổn thương để bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị và thực hiện tiến hành điều trị.

Bất động khớp sau nắn chỉnh. Có thể bất động bằng cách bó bột hoặc sử dụng dụng cụ trợ đỡ. Thời gian bất động ngắn hay dài còn phụ thuộc vào độ nặng nhẹ của trật khớp và các tổn thương phần mềm, thần kinh, mạch máu.

Phục hồi chức năng vận động khớp sau khi tháo bỏ dụng cụ bất động khớp. Quá trình tập luyện sẽ được bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng đơn giản đến phức tạp, từ cường độ thấp đến cường độ cao theo sức chịu đựng của bệnh nhân.

Bất động khớp sau nắn chỉnh bằng bó bột

Nói chung, trật khớp cổ chân tuy không gây nguy hiểm cấp bách đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sự vận động đi lại và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó bệnh cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân.

—–

TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY R&C

☎ Hotline: 0832400600

🌐Website: https://remedy.com.vn

🏥 Address: Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

𝐂𝐨𝐩𝐲𝐫𝐢𝐠𝐡𝐭 © 𝐛𝐲 𝐑𝐞𝐦𝐞𝐝𝐲

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *