Sau tai nạn hay một cơn chấn động, nhiều người bị hôn mê phải nằm một chỗ hoặc nhẹ thì cũng gặp khá nhiều di chứng. Chính vì vậy, họ luôn thắc mắc thời gian phục hồi chấn thương sọ não nhẹ là bao lâu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này và mách thêm cho bạn một số biện pháp hỗ trợ điều trị đơn giản để rút ngắn thời gian phục hồi. Cùng tham khảo nhé!
Các triệu chứng lâm sàng của chấn thương sọ não nhẹ
Chấn thương sọ não nhẹ hay chấn động não đề cập đến tình trạng não bộ chịu tổn thương sau khi va đập với hộp sọ hoặc có lực lớn tác động lên các mô thần kinh. Lực này có thể đến từ một cú đánh trực tiếp vào đầu hoặc do tai nạn xe cộ… Một số triệu chứng sau chấn thương sọ não nhẹ có thể bao gồm:
– Mất ý thức
– Trí nhớ kém
– Giảm khả năng tập trung
– Chóng mặt, buồn nôn và nôn
– Suy nhược cơ thể, khó ngủ
– Mờ mắt, giảm thính lực
– Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
– Thay đổi tâm trạng đột ngột không rõ nguyên nhân
– Cơn đau đầu xuất hiện liên tục với nhiều cường độ khác nhau
Thực tế, tình trạng mất ý thức không thường xuyên xuất hiện chung với triệu chứng còn lại. Theo thống kê, khoảng 81–92% người rơi vào trường hợp này vẫn tỉnh táo. Mặt khác, các dấu hiệu khác có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, kể từ thời điểm não gặp chấn động cho đến vài ngày sau khi chấn thương xảy ra.
Thời gian phục hồi chấn thương sọ não nhẹ
Khác với những chấn thương sọ não nặng cần tới nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới có thể phục hồi thì với trường hợp chấn động nhẹ, đa phần chúng ta chỉ cần 7–10 ngày để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ ngơi không đủ hoặc không tuân theo chỉ định của bác sĩ, quá trình phục hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Bên cạnh đó, đôi lúc, hội chứng sau chấn động có nguy cơ tái phát ở một số người. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân xảy ra tình trạng trên. Nếu bạn thuộc trường hợp này, quá trình phục hồi có khả năng kéo dài đến vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Làm thế nào để đẩy nhanh quá trình hồi phục chấn động não?
Bên cạnh việc điều trị y tế, một số biện pháp dưới đây sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục:
- Giảm thời gian tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử
Ánh sáng phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại, tivi… có thể khiến một số triệu chứng chấn thương sọ não trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là đau đầu. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử trong lúc này cũng có thể dẫn đến mỏi và mờ mắt. Do đó, trong thời gian phục hồi sức khỏe, hãy cố gắng hạn chế sử dụng những thiết bị này.
- Hạn chế tiếp xúc với đèn sáng chói và tiếng ồn
Sau khi bị chấn động não, bạn có thể rất nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh lớn. Vì vậy, biện pháp tốt nhất lúc này là tránh đám đông và đèn huỳnh quang.
- Hạn chế cử động đầu và cổ
Trong thời gian hồi phục chấn thương sọ não nhẹ, bạn nên cố gắng tránh những hoạt động khiến đầu và cổ phải cử động nhiều. Chẳng hạn như: Tập luyện thể dục hoặc tham gia các môn thể thao với cường độ vận động mạnh (bóng đá, bóng rổ…).
- Bổ sung nhiều protein cho cơ thể
Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu vào năm 2015, các acid amin dạng chuỗi nhánh có thể cải thiện nhiều triệu chứng nhận thức liên quan đến chấn động não. Do đó, để rút ngắn quá trình phục hồi, bạn nên cố gắng hấp thụ nhiều hoạt chất này. Những thực phẩm giàu acid amin chuỗi nhánh bao gồm: Thịt, cá, các loại đậu và hạt.
- Hãy kiên nhẫn chờ đợi
Một số người không thể đợi sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Họ luôn muốn nhanh chóng quay lại công việc cũng như hoạt động hàng ngày bằng mọi cách. Điều này sẽ gây bất lợi cho chính họ nếu các triệu chứng mới chỉ tạm thời biến mất. Bạn nên lưu ý rằng nghỉ ngơi đầy đủ mới là biện pháp thúc đẩy cơ thể hồi phục nhanh nhất.
—–
TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY R&C
☎ Hotline: 0832400600
🌐Website: https://remedy.com.vn
🏥 Address: Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
𝐂𝐨𝐩𝐲𝐫𝐢𝐠𝐡𝐭 © 𝐛𝐲 𝐑𝐞𝐦𝐞𝐝𝐲