Vai trò của Canxi với sức khỏe và cách bổ sung hiệu quả

Canxi là hoạt chất cần thiết cho hệ xương khớp và các hoạt động của con người

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho nhiều chức năng cơ bản trong cơ thể. Hoạt chất này không chỉ tham gia vào quá trình làm chắc xương mà còn hỗ trợ hoạt động của tim mạch, não bộ và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Dưới đây là những vai trò của canxi và cách bổ sung hiệu quả.

Canxi là gì?

Canxi tên tiếng anh là Calcium là một hoạt chất cần thiết cho xương khớp và răng miệng. Bên cạnh đó, tim mạch, dây thần kinh, mạch máu và não bộ cũng cần Canxi để hoạt động bình thường. Theo các chuyên gia, Canxi chiếm khoảng 1.5-2% trọng lượng cơ thể người. Trong đó 99% canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Trong cơ thể canxi chủ yếu tồn tại dưới hai dạng là:

Canxi trong xương: Xương cấu tạo bởi các thành phần hóa học bao gồm 25% nước, 20% protein, 5% Lipit, một lượng nhỏ Glycosaminoglycan và khoảng 50% chất khoáng. Trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.

Canxi ngoài xương: Lượng canxi này tồn tại trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người. Tuy nhiên chúng không vượt quá 10%. Thường canxi ngoài xương sẽ cần thiết cho những hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.

Canxi là hoạt chất cần thiết cho hệ xương khớp và các hoạt động của con người

Dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng Canxi lại đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ bản của cơ thể, bao gồm lưu thông máu, vận động cơ bắp và giải phóng hormone,…. Ngoài ra hoạt chất này cũng rất quan trọng với phụ nữ trong việc cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh, phòng ngừa nguy cơ loãng xương,… Việc thiếu Canxi có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như xương xốp, yếu, dễ gãy,… Tuy nhiên nếu cơ thể quá nhiều canxi thì lại có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực như táo bón, đầy hơi, chướng bụng,…

Dù rất quan trọng với sức khỏe xương khớp nhưng cơ thể con người sẽ không thể tự sản xuất canxi. Thay vào đó mọi người cần bổ sung qua đường ăn uống và các viên uống chức năng.

Vai trò của canxi với sức khỏe con người

Canxi là hoạt chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể con người. Cụ thể một số vai trò chính của canxi gồm:

  • Tăng cường sức khỏe xương khớp

90% canxi trong cơ thể tập trung ở xương và răng. Do đó hoạt chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển, tăng trưởng và duy trì mật độ xương khớp trong suốt cuộc đời.

Ở trẻ nhỏ, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé. Gây ra tình trạng chậm lớn, còi xương, chiều cao không đạt chuẩn, chân yếu, răng mỏng,… Do đó việc bổ sung canxi cho con nhỏ ngay từ khi trong bụng mẹ là rất cần thiết để con cao lớn, khỏe mạnh hơn.

Ở người lớn, từ 40 tuổi trở đi, cơ thể bắt đầu lão hóa, tốc độ hủy cốt bào dẫn lấn át tốc độ tạo cốt bào. Do đó nếu không có ý thức bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi thì khả năng mắc các bệnh loãng xương, đau nhức, khó vận động là rất cao. Thậm chí lâu ngày một số người còn có thể bị gãy xương, khó phục hồi, tàn phế, tử vong,…

Vai trò của canxi với sức khỏe con người

  • Vai trò của canxi với hệ miễn dịch

Ngoài tế bào bạch cầu thì Canxi cũng đảm nhận nhiệm vụ sĩ quan chỉ huy quá trình miễn dịch để chống lại các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Không chỉ đóng vai trò là sứ giả truyền tin thứ hai, hoạt chất này còn giữ vị trí kích hoạt năng lực di chuyển, năng lực bao vây, tấn công vi khuẩn và các độ tố của bạch cầu. Việc thiếu canxi lâu ngày có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, các tế bào bạch cầu không nhận được tín hiệu và mất đi khả năng tiêu diệt các tế bào lạ. Vì vậy đối với những căn bệnh do hệ miễn dịch suy giảm, người ta thường bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng miễn dịch cho cơ thể, từ đó đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

  • Vai trò của canxi đối với hệ thần kinh

Ion Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh. Do đó khi cơ thể thiếu hoạt chất này mọi công năng hưng phấn và công năng ức chế đều sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể tùy theo từng nhóm đối tượng mà việc thiếu Canxi sẽ được biểu hiện khác nhau:

Đối với trẻ nhỏ, việc thiếu canxi thường được biểu hiện bằng việc khóc đêm, ngủ giật mình, quấy khóc, cáu gắt, rối loạn chức năng hoạt động và không thể tập trung tinh thần.

Ở người cao tuổi, việc thiếu Canxi thường xuyên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hay nhớ hay quên, tinh thần không ổn định. Ngoài ra một số người bệnh còn có tình trạng thường xuyên bị mất ngủ, ngủ li bì, hay lo lắng, ngủ mơ, dễ cáu gắt, tính tình thay đổi thất thường,…

  • Vai trò của canxi với hệ cơ bắp

Theo các chuyên gia, công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu có được là nhờ sự co giãn của các sợi cơ giúp các khí quan trong cơ thể vận động. Trong đó ion canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động co giãn của cơ bắp.

Việc thiếu canxi kéo dài sẽ khiến cơ tim co bóp kém đi, chức năng dẫn truyền máu yếu. Do đó khi lao động mạnh người bệnh sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc và vã nhiều mồ hôi.

Việc thiếu canxi ở cơ trơn thường được biểu hiện bởi chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng. Đặc biệt ở những sản phụ sắp sinh nở việc thiếu canxi có thể khiến tử cung co chậm và yếu đi dẫn đến việc khó đẻ hoặc đẻ non.

Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp thường là tình trạng yếu sức, chân tay mệt mỏi rã rời, thể lực kém,…

Trường hợp thấy cơ thể xuất hiện những hiện tượng trên, người bệnh cần bổ sung Canxi để các triệu chứng được cải thiện nhanh chóng.

Vai trò của canxi với cơ bắp như chống yếu cơ, hạn chế căng cơ,…

Canxi và những tác dụng khác cho cơ thể

Ngoài tác dụng với xương khớp, hệ thần kinh và miễn dịch, canxi còn tham gia vào nhiều quá trình khác của cơ thể.

Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu từ đó hạn chế tình trạng máu thấm ra ngoài mao mạch hiệu quả.

Canxi có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng xuất huyết và dị ứng.

Hoạt chất này cũng có tác dụng kích hoạt enzyme giúp giảm mỡ máu, giảm béo hiệu quả đối với những bệnh nhân bị béo phì.

Đặc biệt theo các nghiên cứu khoa học, Canxi còn là hoạt chất giúp các tế bào kết dính với nhau. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể bao gồm tim, gan, tỳ, phổi, thận có thể kết dính với nhau một phần là nhờ tác dụng của ion canxi. Do đó nếu trong cơ thể thiếu đi hoạt chất này thì các tổ chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, công năng bị suy giảm nghiêm trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể người sớm bị lão hóa.

Ngoài ra, canxi còn tham gia vào quá trình bảo vệ đường hô hấp. Cụ thể những người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc bệnh phổi nếu sử dụng canxi thường xuyên sẽ sớm đẩy lùi được bệnh. Lý do là bởi ở đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lông, lớp tế bào này thường chuyển động một chiều từ dưới lên trên để làm sạch đường hô hấp. Do đó quá trình này muốn diễn ra thuận lợi thì cần có sự tham gia của ion canxi.

Không chỉ thế, vai trò của canxi còn được thể hiện ở khả năng kéo dài tuổi thọ, ngay ngừa ung thư,…

Nhu cầu Canxi của cơ thể như thế nào?

Theo các nghiên cứu khoa học, lượng Canxi cần thiết của cơ thể thường sẽ phụ thuộc vào độ tuổi. Chẳng hạn như:

  • Từ 0-6 tháng tuổi: Trẻ nên bổ sung 200mg/ ngày.
  • Từ 7-12 tháng tuổi: Nên bổ sung 260mg/ ngày.
  • Từ 1-3 tuổi: Nên bổ sung 700mg/ ngày.
  • Từ 4-8 tuổi: Nên bổ sung 1.000mg/ ngày.
  • Từ 9-18 tuổi: Nên bổ sung 1.300mg/ ngày.
  • Từ 19-50 tuổi: Nên bổ sung 1.000mg/ ngày.
  • Từ 51-70 tuổi: Nên bổ sung 1.000 mg/ ngày đối với nam và 1.200mg/ ngày đối với nữ.
  • Từ 71 tuổi trở lên: Bổ sung 1.200mg/ ngày.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Cần bổ sung khoảng 1.000- 1.300mg/ ngày tùy theo độ tuổi thai phụ.

Phụ nữ mang thai sẽ có nhu cầu Canxi nhiều hơn bình thường để đáp ứng cho thai nhi

Ngoài ra, một số đối tượng dưới đây cũng có thể được đề nghị để bổ sung Calcium dưới dạng viên uống, chẳng hạn như:

  • Bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh.
  • Ngừng kinh nguyệt do chán ăn hoặc tập thể dục quá mức.
  • Không dung nạp được Lactose hoặc bị dị ứng với sữa bò.
  • Những người có chế độ ăn chay thuần chủng.

Hậu quả của việc thừa và thiếu canxi với cơ thể

Canxi có nhiều tác dụng với cơ thể, chính vì vậy việc thừa hoặc thiếu hoạt chất này đều có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Vai trò của canxi và hậu quả khi thiếu hoạt chất này

Khi cơ thể thiếu canxi người bệnh sẽ phải đối mặt với một trong những vấn đề sau:

  • Bị chuột rút: Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở người bị thiếu Canxi. Ngoài cảm giác tê bì, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng đau nhức tại các cơ bắp đặc biệt là đùi, cánh tay, nách.
  • Răng vàng hơn: Cấu trúc xương và răng chịu rất nhiều ảnh hưởng của Canxi. Do vậy khi cơ thể thiếu Calima, răng sẽ trở nên vàng ố, tê nhức thậm chí dễ gãy.
  • Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương: Canxi có trong máu bởi thế mà khi cơ thể thiếu hoạt chất này đường huyết sẽ bị giảm xuống đáng kể. Lúc này khi ngồi lâu người bệnh sẽ có cảm giác tê bì tay chân, lưng mỏi, chóng mặt, hoa mắt. Cảm giác này sẽ diễn ra vài chục giây rồi trở lại bình thường.
  • Gặp các vấn đề về đại tràng: Polyp đại tràng do nhiều tác nhân hình thành trong đó việc thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này gia tăng dữ dội. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn giàu canxi có thể giúp mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư đường ruột hiệu quả.
  • Móng trở nên yếu và dễ gãy: Móng tay, móng chân không có đủ canxi để mọc dài sẽ trở lên giòn, gãy. Nếu để tình trạng này kéo dài vấn đề thẩm mỹ của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng.
  • Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên: Thiếu canxi sẽ khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt của chị em trở nên dữ dội, khó chịu. Nhất là phần bụng và lưng. Do đó khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ dinh dưỡng của mình.
  • Mắc các vấn đề về thần kinh: Canxi kết hợp với Mg và Vitamin D trong cơ thể có tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh các xung điện, từ đó giảm thiểu các cơn co giật và co thắt. Vì vậy khi hàm lượng Canxi trong cơ thể thấp hơn mức bình thường, người bệnh có thể sẽ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh.
  • Bệnh loãng xương: Tiêu xương, mất xương, loãng xương là hệ quả nguy hiểm nhất khi thiếu hụt canxi. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây teo cơ, mất khả năng di chuyển.
  • Thường xuyên bị mất ngủ: Một trong những vấn đề người bệnh sẽ gặp phải khi thiết hụt canxi chính là mất ngủ. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ bị ngủ không sâu, tỉnh dậy thấy mệt mỏi,…
  • Hạ canxi huyết: Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu có giá trị thấp hơn bình thường. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến trẻ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao; còn người lớn thì bị thoái hóa cột sống và gia tăng nguy cơ các bệnh về xương khớp.

Thừa canxi

Không chỉ thiếu hụt mà khi dư thừa canxi cơ thể người bệnh cũng có thể gặp những bất lợi như:

  • Sỏi thận: Việc dư thừa Canxi sẽ gây quá tải cho thận. Do đó nếu người bệnh không biết mà cứ tiếp tục bổ sung thì nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản là rất cao. Bệnh tình này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh không kịp thời điều trị.
  • Cường tuyến giáp: Các tuyến giáp có nhiệm vụ kiểm soát lượng canxi và photpho trong cơ thể. Do đó khi cơ thể có quá nhiều Canxi thì tuyến giáp sẽ phải hoạt động quá tải, lâu ngày dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cường giáp.
  • Bệnh tim mạch: Canxi có trong máu vì vậy khi bị dư thừa, nồng độ canxi này sẽ gây rối loạn nhịp. Hơn nữa, do lượng canxi lớn cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone khác nhau. Điều này nếu để kéo dài có thể gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch.
  • Buồn nôn và mệt mỏi: Dư thừa canxi sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, không tỉnh táo, thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn,…
  • Giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Khi cơ thể có quá nhiều canxi thì khả năng hấp thụ sắt và kẽm sẽ bị suy giảm. Hệ quả là cơ thể sẽ không thể đủ sức lực để vận động, lâu ngày huyết áp sẽ sụt giảm, nhịp tim trở nên không đều.
  • Rối loạn tiêu hóa: Cung cấp Canxi quá nhu cầu của cơ thể sẽ khiến việc ăn uống trở lên không ngon miệng, thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Cách bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể

Như đã giải thích ở trên vai trò của canxi với cơ thể là rất lớn tuy nhiên chúng ta sẽ không thể tự sản xuất được calcium. Vì vậy để cơ thể đảm bảo phát triển khỏe mạnh, người bệnh cần được bổ sung canxi đúng cách. Cụ thể:

  • Bổ sung canxi qua thực phẩm

Thiếu canxi ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, Calcium chứa nhiều trong các loại thực phẩm và đồ uống. Do vậy khi cơ thể mệt mỏi vì thiếu canxi bạn nên tận dụng nguồn nguyên liệu này. Cụ thể các loại thực phẩm giàu canxi gồm có:

  • Các loại hạt: Hạt vừng, hạt chia là những loại thực phẩm rất giàu canxi, protein và chất béo. Do đó bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để kết hợp với sữa chua, yến mạch và các loại ngũ cốc để tăng cường sức khỏe.
  • Sữa tươi: 1 cốc sữa tươi khoảng 230ml sẽ giúp cơ thể hấp thụ được 30-35% canxi/ ngày.
  • Phô mai: Theo nghiên cứu, với khẩu phần ăn chỉ khoảng 28g nhưng phô mai có thể đáp ứng được 33% nhu cầu canxi mỗi ngày. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất béo, protein, calo tốt cho sức khỏe.
  • Sữa chua: Bên cạnh tác dụng làm đẹp da, sữa chua còn chứa rất nhiều canxi, tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, 1 cốc sữa chua nguyên chất chứa đến 30% nhu cầu canxi/ ngày của người bình thường.
  • Các loại đậu: Tương tự như các loại hạt, đậu cũng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho cơ thể. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giàu chất xơ, protein, kẽm, sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác cho sức khỏe.
  • Rau xanh: Canxi có trong thực phẩm nào, đáp án không thể bỏ qua chính là rau xanh. Theo các nghiên cứu, rau cải thìa, rau bina, cải xoăn,… là những loại rau có hàm lượng canxi cao nhất.
  • Đậu phụ hoặc đậu nành: Nhóm thực phẩm này không chỉ giàu canxi mà còn có protein, lipid và nhiều vitamin cần thiết khác cho cơ thể.

Đậu nành là một trong những thực phẩm rất giàu Canxi

  • Sử dụng viên uống bổ sung canxi

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung calcium qua đường uống. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi bổ sung viên uống này bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn và sử dụng sản phẩm theo đúng chỉ dẫn.

Theo các chuyên gia, sử dụng viên uống bổ sung có thể làm tăng hàm lượng calcium trung bình khoảng 300mg mỗi ngày. Nhiều sản phẩm bổ sung calcium còn chứa vitamin D và Mg giúp quá trình hấp thụ canxi trở nên dễ dàng hơn.

  • Sử dụng nước ion kiềm giàu hydro

Sử dụng nước ion kiềm giàu hydro cũng là cách bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể. Theo các chuyên gia dù đã trải qua giai đoạn lọc sạch nhưng nước ion kiềm vẫn giữ được các vi khoáng tự nhiên cần thiết cho cơ thể như Ca, Na, MG, K,… Với hàm lượng vi khoáng ở mức cần thiết, loại nước này có tác dụng rất tốt trong việc bổ sung Canxi ngăn ngừa loãng xương, tăng cường hệ miễn dịch và nhiều lợi ích khác. Không chỉ thế nước ion kiềm còn rất giàu hydrogen một chất chống oxy hóa cực tốt. Việc sử dụng thường loại nước này sẽ giúp tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh hiệu quả đồng thời chống lão hóa, tăng sức đề kháng để ngăn ngừa mầm bệnh ung thư, gout, tiểu đường, huyết áp,…

Với kích thước phân tử siêu nhỏ chỉ 0,5nm bằng ⅕ kích thước phân tử nước thông thường, ion kiềm có khả năng thẩm thấu nhanh chóng vào cơ thể, giúp bù khoáng, cấp ẩm, loại bỏ độc tố và thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Bác sĩ Gerald Bresnahan người từng tư vấn chăm sóc sức khỏe cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhiều đời tổng thống Mỹ cho biết: “Hàng trăm ngàn bệnh nhân của tôi đã có kết quả cải thiện đáng kinh ngạc từ việc uống nước ion kiềm như một liệu pháp y tế.”

Trên đây là toàn bộ thông tin về vai trò của canxi và cách bổ sung hiệu quả. Lưu ý rằng nhu cầu canxi ở mỗi cá nhân sẽ có sự khác biệt do đó việc bổ sung Calcium sẽ cần được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

—–

TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY R&C

☎ Hotline: 0832400600

🌐Website: https://remedy.com.vn

🏥 Address: Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

𝐂𝐨𝐩𝐲𝐫𝐢𝐠𝐡𝐭 © 𝐛𝐲 𝐑𝐞𝐦𝐞𝐝𝐲

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *