Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục thường xuyên quan trọng thế nào đối với người cao tuổi. Bản thân người cao tuổi ngày nay cũng nhận thức rõ hơn về lối sống năng động thay vì ít vận động như xưa. Hiện có khá nhiều bộ môn thể thao là lựa chọn hợp lý dành cho đối tượng này.
Đi bộ
Đi bộ là hình thức vận động rất phù hợp với người cao tuổi. Không chỉ là một hình thức thể dục nhẹ nhàng, đơn giản, bộ môn này còn mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc với những tác dụng đặc biệt, nhất là khi người già duy trì hình thức luyện tập này đều đặn hàng ngày:
- Tăng cường cơ bắp
- Ổn định cân nặng
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư đại trực tràng và đái tháo đường
- Tăng cường mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương và tình trạng viêm khớp
- Ổn định huyết áp ở một số người bị bệnh tăng huyết áp
- Cải thiện khả năng cân bằng và phối hợp của cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ bị ngã
- Giúp các khớp được cải thiện linh hoạt hơn
- Cải thiện tâm trạng, khiến người cao tuổi luôn thấy vui vẻ, lạc quan, tràn đầy năng lượng
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp người già ngủ say, ngủ tốt
- Tăng cường kết nối xã hội, giúp người cao tuổi tích cực ra ngoài, gặp gỡ và giao lưu với mọi người
Các nghiên cứu đều cho thấy người cao tuổi thường xuyên đi bộ có khả năng duy trì một cuộc sống độc lập, không phải phụ thuộc vào con cháu. Các chuyên gia y tế luôn khuyến nghị người trên 65 tuổi nên đi bộ với tốc độ vừa phải trong khoảng 30 phút mỗi ngày.
Tập dưỡng sinh
Hiện nay, tập dưỡng sinh vẫn là hình thức rèn luyện sức khỏe được các câu lạc bộ người cao tuổi ở nhiều nơi lựa chọn. Các bài tập dưỡng sinh thường có nhịp điệu chậm, nhẹ nhàng phù hợp ngay cả với những người già có thể lực không được khỏe. Dưỡng sinh chính là bí quyết để người cao tuổi có được một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Người tập dưỡng sinh thường xuyên sẽ đạt được những tác dụng sau đây đối với sức khỏe:
- Đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tâm trạng, tránh trầm cảm
- Giúp phòng ngừa một số bệnh lý như alzheimer, parkinson, đột quỵ, tim mạch
- Cải thiện sức khỏe hệ hô hấp, khí huyết lưu thông, tăng lượng oxy trong máu
- Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, giúp người cao tuổi ăn uống ngon miệng hơn
- Tăng cường sức khỏe cơ bắp, hệ thống xương khớp
- Góp phần xây dựng “lá chắn” hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, cũng như khả năng chống lão hoá
- Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, phục hồi trí lực…
Trước khi tập dưỡng sinh, người cao tuổi cần thực hiện các động tác khởi động trong khoảng 5 phút để làm giãn gân cốt, làm nóng cơ thể, tránh chấn thương trong quá trình tập luyện. Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của người đứng đầu lớp học, tránh tập sai động tác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tập yoga
“thân khỏe – tâm an” là mong muốn của hầu hết mọi người khi về già. Yoga là một trong những bộ môn giúp người cao tuổi tăng cường khả năng vận động, duy trì sự dẻo dai, giúp người tập cân bằng thân – tâm trong khi thực hiện các động tác chậm rãi mềm dẻo kết hợp với hơi thở. Lời khuyên của các chuyên gia y tế là nên để người cao tuổi học từ giáo viên yoga để đảm bảo mọi kỹ thuật tập luyện đều chính xác và đem đến sự cải thiện đáng kể đối với sức khỏe. Tham gia các lớp học yoga, người cao tuổi tránh được những rủi ro về chấn thương đáng tiếc.
- Tăng cường cơ lực, cải thiện sự cân bằng, sức mạnh cơ thể
- Cải thiện sức khỏe hệ hô hấp giúp người cao tuổi ngủ tốt hơn
- Giúp cơ thể vận động linh hoạt, bảo vệ xương khớp
- Cân bằng tâm trạng, kiểm soát cảm xúc
- Đầu óc trở nên minh mẫn, ngăn ngừa sự sa sút về trí tuệ
- Tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, mạnh mẽ, sẵn sàng đối phó với những thách thức của cuộc sống
Trước khi tập yoga, tốt nhất người cao tuổi nên đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên, vì đối với những người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp… nên cân nhắc có nên tập yoga hay không.
Đi xe đạp
Đi xe đạp là một trong những hình thức vận động an toàn, có thể thực hiện hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi với người cao tuổi. Khi đạp xe đạp, không chỉ đôi chân mà toàn bộ cơ thể của con người đều hoạt động.
Với người già, đi xe đạp giúp săn chắc da và hình thành cơ bắp, đặc biệt ở các vùng như bắp chân, bắp đùi và phần hông, lưng. Đi xe đạp hàng ngày còn tăng cường sức đề kháng, sức mạnh cho đôi chân và có thể ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, tránh đột quỵ. Theo nhiều nghiên cứu, đi xe đạp 20km/tuần có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch lên đến 50%.
- Khí huyết lưu thông
- Tăng mật độ xương
- Giảm cholesterol xấu
- Làm chậm quá trình lão hóa
- Nâng cao sức khỏe tinh thần, đẩy lùi nguy cơ mắc chứng bệnh trầm cảm
- Tốt cho tim và hệ miễn dịch
- Tốt cho não bộ
Theo lời khuyên của các chuyên gia, người già không nên đi xe đạp lâu, vì nếu đi lâu, các bộ phận như lưng, bụng, mông… phải chịu áp lực lớn. Chỉ nên đạp xe từ 30-60 phút/ngày tùy theo tình trạng sức khỏe của người cao tuổi. Đối với người mới tập, nên bắt đầu làm quen với tốc độ vừa phải, rồi sau đó mới điều chỉnh tăng dần vận tốc.
Bơi lội
Bơi lội là bộ môn thể thao lý tưởng dành cho người cao tuổi, chủ yếu vì nó ít có nguy cơ gây chấn thương. Các bài tập dưới nước tác động đến tất cả các nhóm cơ trên cơ thể, mang đến một bài tập vận động hoàn chỉnh cho người cao tuổi. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe mà bơi lội mang lại cho người lớn tuổi:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, và nguy cơ tăng huyết áp
- Chữa đau xương khớp hiệu quả, giảm nguy cơ loãng xương
- Giúp cơ thể tăng cường sự linh hoạt trong mọi hoạt động
- Cải thiện sức mạnh, độ dẻo dai của cơ thể và sự săn chắc của cơ bắp
- Giúp lưu thông máu và có lợi cho hệ hô hấp.
- Cải thiện sức khỏe tinh thần, giúp người cao tuổi giảm căng thẳng.
Đối với bộ môn bơi lội, người cao tuổi nên khởi động kỹ trước khi bơi. Nên duy trì lịch bơi lội từ 25 – 30 phút/lần, khoảng 2 – 3 lần/tuần.
Trong các bộ môn rèn luyện sức khỏe nêu trên, các chuyên gia phục hồi chức năng hàng đầu tại phòng khám phục hồi chức năng polaris đánh giá rất cao hình thức đi bộ thể dục hàng ngày ở người cao tuổi. Đây là bộ môn vận động thể chất tối ưu dành cho người già trong cuộc sống thường ngày, kể cả ở người đang khỏe mạnh lẫn người có sức khỏe yếu. Ngoài ra, đi bộ cũng được lựa chọn là một trong những bài tập phục hồi chức năng tích cực cho bệnh nhân ở polaris. Đó là những người đang gặp phải những khó khăn trong vận động do ảnh hưởng của các bệnh lý như đột quỵ, chấn thương, ngã gãy xương, chịu di chứng sau phẫu thuật… tập đi bộ với một lộ trình được thiết kế chi tiết, công phu và bài bản, với mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn giúp người bệnh ở polaris tránh được nguy cơ sa vào vòng xoáy sa sút về mặt thể chất và trí tuệ, cải thiện khả năng vận động, hồi phục các chức năng của cơ thể…
Càng lớn tuổi, sức khỏe người cao tuổi càng bị suy giảm về thể chất, tinh thần. Vì vậy, người cao tuổi cần tăng cường tập luyện và chủ động trong việc duy trì một lịch trình vận động tích cực. Đây là giải pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống, khiến mỗi ngày trôi qua của người cao tuổi là một ngày ý nghĩa, vui vẻ, lạc quan, khỏe mạnh. Người cao tuổi hãy chọn cho mình một hình thức tập luyện phù hợp để rèn luyện ngay từ hôm nay.
—–
TRUNG TÂM VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG REMEDY R&C
☎ Hotline: 0832400600
🌐Website: https://remedy.com.vn
🏥 Address: Tầng 9, 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
𝐂𝐨𝐩𝐲𝐫𝐢𝐠𝐡𝐭 © 𝐛𝐲 𝐑𝐞𝐦𝐞𝐝𝐲